Sự trỗi dậy của Bát hổ Bát hổ

Năm 1505, Minh Hiếu Tông Hoằng Trị đế băng hà. Thái tử Chu Hậu Chiếu đăng cơ kế vị khi mới 14 tuổi, tức Minh Vũ Tông Chính Đức hoàng đế. Ngay khi lên ngôi, vị hoàng đế trẻ rõ ràng đã không tin tưởng các đại thần, vì vậy đã lập tức đã bổ nhiệm 8 hoạn quan thân tín từng hầu cận mình khi còn ở ngôi Trữ quân, không chỉ nắm giữ những chức vụ trọng yếu trong triều đình và còn kiểm soát quân đội cũng như các cơ quan mật vụ Đông XưởngTây Xưởng. Quyền thế của 8 hoạn quan này bắt đầu nắm cả thiên hạ, được mệnh danh là Bát hổ. Đến lượt mình, Bát hổ cũng tìm cách bổ nhiệm các thân tín và thân thuộc vào nắm giữ các vị trí trọng yếu trong triều lẫn ngoài nội, hình thành phe cánh mạnh mẽ, lũng đoạn triều đình.

Một trong 8 tên hoạn quan, Lưu Cẩn, người nổi lên với tư cách là thủ lĩnh của nhóm, được giao trọng trách biểu diễn âm nhạc cung đình vào đầu năm 1506, giúp ông trở thành công cụ giải trí của Chính Đức. Ông đã xuất sắc trong vai trò này, đưa ra những ý tưởng cho những trò tiêu khiển được chứng minh là rất hợp theo ý thích của hoàng đế.

Một số nhóm trong giới thượng lưu đã hoảng hốt với sự thăng tiến của Lưu Cẩn và ảnh hưởng rõ ràng của nhóm đối với nhà cầm quyền trẻ tuổi, và vì vậy họ bắt đầu âm mưu chống lại Bát hổ.

Ba đại thần bao gồm Đại học sỹ Lưu Kiện, Tạ Thiên, Lý Đông Dương - những người từng được giao quyền phò tá, dạy học cho thái tử Chu Hậu Chiếu từ thời Hoằng Trị và được các thượng thư ủng hộ, đã dâng sớ yêu cầu xử tử cả nhóm Bát hổ, trong khi các hoạn quan bị thất sủng khác khăng khăng cho rằng chỉ cần bãi chức bọn chúng vì đó là một hình phạt mà hoàng đế sẽ dễ xem xét hơn. Một kế hoạch chung cuối cùng đã được thỏa thuận giữa hai bên và bắt đầu với một kiến ​​nghị trực tiếp với hoàng đế, đó là yêu cầu xử tử Lưu Cẩn và trục xuất các thành viên còn lại trong nhóm ra khỏi triều đình.

Lưu Cẩn đã được một trong những đồng bọn của mình thông báo về âm mưu này của đám quần thần và liền cùng 7 tên hoạn quan khác đến hậu cung để quỳ xuống cầu xin tha mạng trước mặt Chính Đức vào đêm ngày 27 tháng 10 năm 1506. Hoàng đế đã nghe theo lời cầu xin của chúng, và vào buổi chầu ngày hôm sau, ông trấn an bá quan bằng cách tuyên bố sẽ quyết định số phận của bọn hoạn quan khi rảnh rỗi. Tất cả đại thần đã từ quan ngay lập tức khi nghe tin này và một số bá quan cấp cao đã làm theo. Âm mưu trừ Bát hổ đã bị dập tắt và hầu hết các cuộc điều tra về sự lộng quyền của 8 tên hoạn quan cuối cùng đã bị bỏ qua.

Lưu Cẩn đã tiến hành trả thù những người lên tiếng chống lại hắn, dẫn đến một loạt các vụ cách chức, các vụ tra tấn và bỏ tù một số đại thần, Lễ bộ thượng thư cấp cao có thái độ không quy phục mình.

Vào tháng 2 năm 1507, 21 quan lại dâng sớ phản đối việc hoàng đế bãi chức các đại thần đều bị đánh bằng trượng và giáng làm thường dân. Cho đến cuối năm 1507, rất ít người trong cung điện sẵn sàng lên tiếng thách thức Lưu Cẩn, người được biết đến lúc bấy giờ là "Lưu hoàng đế" hay "Hoàng đế đứng", cũng như đồng bọn của hắn.

Năm 1509, khi bộ biên niên sử về Hoằng Trị đế trong Minh thực lục được hoàn tất và trình lên triều đình, ban Nội các đã xin thăng chức cho các học giả liên quan đến dự án này. Lưu Cẩn không ưa các học giả này do đây là những người có thái độ bất phục hắn, dù chưa có hành động chống đối cụ thể nào. Thay vì chấp nhận thăng chức cho họ, Lưu Cẩn đã đề nghị Chính Đức đế chuyển những người này đến Nam Kinh nhận việc mới như là một cách để loại bỏ tận gốc những thành phần có tư tưởng phản đối hắn trong kinh thành[6].